Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn đề nghị phía Úc chia sẻ các kinh nghiệm về phát triển mạng 4G, cũng như cổ phần hóa và tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước với phía Việt Nam.

Úc chia sẻ kinh nghiệm triển khai 4G với Việt Nam

Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn hội đàm cùng Phó Đại Sứ Đặc mệnh toàn quyền Úc tại Việt Nam, ông Laytom Pike.

Đề xuất này được đưa ra trong cuộc Hội đàm giữa Bộ trưởng với Phó Đại Sứ Đặc mệnh toàn quyền Úc tại Việt Nam, ông Laytom Pike chiều nay (24/5).

Tại cuộc gặp, Phó Đại sứ Laytom Pike nhấn mạnh, giữa hai nước Việt Nam và Úc đã có quan hệ hợp tác từ rất sớm, nhất là trong lĩnh vực viễn thông. Tập đoàn Telstra của Úc là công ty nước ngoài đầu tiên được phép hoạt động trong lĩnh vực này tại Việt Nam, ngay từ những năm 90 của thế kỷ trước. Telstra cũng từng có thỏa thuận hợp tác kinh doanh với VNPT trong giai đoạn 1990 - 2003, phát triển hệ thống liên lạc trong nước lẫn quốc tế cho phía Việt Nam, giúp đào tạo hơn 2500 cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, cán bộ quản lý cho VNPT

Hoàn toàn nhất trí với chia sẻ từ Phó Đại sứ, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn khẳng định sau hơn 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1973), hai nước đã hợp tác sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, từ y tế, giáo dục cho đến kinh tế, trong đó có lĩnh vực TT&TT. "Chuyến thăm lần này là dịp để tăng cường hơn và làm sâu sắc hơn mối quan hệ hợp tác đó", ông nêu rõ.

Ghi nhận vai trò của Úc như là một trong những nước đầu tiên có quan hệ hợp tác với ngành bưu điện của VN, tại thời điểm mà VN còn rất nhiều bỡ ngỡ với công nghệ, cũng như dự án hợp tác giữa VNPT với Telstra là một dự án có ý nghĩa quan trọng, góp phần hiện đại hóa ngành viễn thông trong nước, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn hoan nghênh Telstra tiếp tục tìm kiếm các cơ hội đầu tư và hợp tác tại Việt Nam.

"Trong chuyến thăm của tôi đến Telstra năm ngoái, chúng tôi đã học được rất nhiều kinh nghiệm hay từ phía các bạn như ứng dụng công nghệ để khám bệnh từ xa. Hy vọng rằng Testra tiếp tục chia sẻ với các doanh nghiệp Việt Nam về tái cơ cấu, cổ phần hóa các doanh nghiệp vì đây đang là một chủ trương lớn của Chính phủ VN", Bộ trưởng bày tỏ.

Đánh giá Telstra là một đối tác lớn, đáng tin cậy và có truyền thống hợp tác lâu đời cùng viễn thông Việt Nam, người đứng đầu ngành TT&TT mong muốn phía Úc sẽ tiếp tục hợp tác sâu sắc hơn nữa với các doanh nghiệp Việt trong tương lai, không chỉ Telstra mà cả các doanh nghiệp, đối tác khác có quan tâm đến thị trường Việt Nam.

"Để làm được điều đó thì vấn đề con người, nguồn nhân lực là yếu tố quyết định. Rất mong các bạn phối hợp đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm phát triển mạng 4G cũng như các dịch vụ mới trên nền băng rộng, các ứng dụng thông minh khác để việc triển khai 4G tới đây tại Việt Nam đạt hiệu quả cao nhất", Bộ trưởng đề xuất.

Liên quan đến vấn đề này, ông Han Kotterman, Tổng Giám đốc điều hành Telstra đã đưa ra một số tư vấn cho các doanh nghiệp Việt Nam như ngay từ lúc đầu, khâu đầu tư hạ tầng cơ bản phải đi đúng hướng, cũng như việc đầu tư hạ tầng cần phải được tiến hành liên tục để nâng cao năng lực đáp ứng của mạng lưới. "Không có hạ tầng tốt thì không thể nói đến việc phát triển dịch vụ gia tăng". 

Chia sẻ kinh nghiệm truyền thông, báo chí

Một chủ đề nữa cũng được hai bên đề cập đến trong cuộc Hội đàm là quản lý truyền thông. Bộ trưởng Trương Minh Tuấn nhớ lại, năm 2015, trong chuyến công tác sang Úc, ông đã tiếp thu được rất nhiều kinh nghiệm từ nước bạn liên quan đến lĩnh vực quản lý báo chí, như việc Úc có riêng một điều luật quy định về bảo vệ an toàn thông tin cho trẻ em. Một số kinh nghiệm sau đó đã được đoàn công tác đưa vào dự thảo Luật Báo chí vừa được Quốc hội thông qua.

Bên cạnh đó, Chính phủ Úc chỉ cấp ngân sách cho một số ít kênh, đài truyền hình chính, thiết yếu. Trong khi đó, tại Việt Nam đang có tới 67 Đài truyền hình với hơn 175 kênh phát sóng, khoảng 1000 cơ quan báo chí. Ngân sách Trung ương và địa phương chi cho hoạt động báo chí khá lớn. "Tại Úc, việc xã hội hóa nguồn lực cho báo chí được làm rất tốt, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Đây sẽ là những kinh nghiệm mà chúng tôi rất cần học hỏi thêm trong thời gian tới", Bộ trưởng chia sẻ với ngài Phó Đại sứ.

Đặc biệt đề cao vai trò của hành động và kết quả thực tiễn trong các mối quan hệ, Bộ trưởng hy vọng những hợp tác giữa hai nước tới đây sẽ không chỉ dừng lại ở trao đổi đơn thuần, mà sẽ được hiện thực hóa thành những kết quả cụ thể. "Trong nhiệm kỳ của mình, tôi hứa sẽ cố gắng tối đa để củng cố, thắt chặt hơn nữa quan hệ hợp tác hai nước, nhất là trong lĩnh vực viễn thông", ông nhấn mạnh.

Để biết thêm thông tin chi tiết, Quý khách vui lòng:

   Đăng ký trực tuyến ngay: nut dang ky

   Tổng đài bán hàng VNPT miễn phí toàn quốc: 18001166

   Liên hệ Viber/Zalo: 0886.00.11.66

  Hoặc đến các điểm giao dịch VNPT TPHCM: xem các điểm giao dịch tại đây rightright

 

Tại hội thảo do Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) tổ chức nhân ngày viễn thông và xã hội thông tin thế giới (ngày 17-5) vừa qua, đại diện Tập đoàn VNPT đã kiến nghị, cơ quan quản lý nhà nước sớm cho phép các nhà mạng triển khai 4G trên băng tần 700MHz. Vì việc triển khai mạng lưới trên dải băng tần này sẽ giúp doanh nghiệp (DN) tiết kiệm chi phí và có thể cung cấp 4G giá rẻ tới người dân…

Băng tầng 4G giá rẻ

Theo ông Đặng Đình Trang, Phó Trưởng ban Công nghệ - Mạng (Tập đoàn VNPT), băng tần 700MHz vốn đang dành cho truyền hình dự kiến sẽ được thu hồi để dành cho di động, sau khi hoàn thành đề án số hóa truyền hình toàn quốc đến năm 2020. Và việc thu hồi có thể sẽ hoàn thành sớm hơn ở một số địa phương thực hiện giai đoạn 1, 2 của đề án. "Đây là giải băng tần "vàng" và nếu DN được xây dựng hạ tầng theo băng tần này sẽ giảm được chi phí đầu tư và vận hành. 

Vì vậy, Bộ TT-TT có thể cho phép nhà mạng được triển khai 4G trên dải tần này mà không nhất thiết phải đợi sau năm 2020; đồng thời có thể thông báo kế hoạch trước để chúng tôi chủ động triển khai" - ông Đặng Đình Trang cho biết. Sau khi khai trương thử nghiệm 4G tại TP Hồ Chí Minh và huyện đảo Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), VNPT đang thử nghiệm 4G tại Hà Nội và Sa Pa (Lào Cai) trên băng tần 1800MHz. 

Được biết, Bộ TT-TT đã dành dải băng tần 1800MHz để các DN triển khai thử nghiệm 4G. Tuy nhiên, đây lại là dải băng tần vốn dành cho mạng 2G (hiện có nhà mạng đang cung cấp dịch vụ trên băng tần này), trong khi đó về mặt lý thuyết, muốn cung cấp dịch vụ có tốc độ cao, thì phải có nhiều tần số, do vậy, nếu chỉ cung cấp 4G ở tần số 1800MHz này sẽ có những hạn chế nhất định. Do vậy, Bộ TT-TT đã xem xét việc cấp phép 4G trên băng tần 2600MHz. Trong một cuộc họp gần đây, Bộ trưởng Bộ TT-TT Trương Minh Tuấn yêu cầu Cục Viễn thông phối hợp Cục Tần số vô tuyến điện nghiên cứu, đề xuất phương thức, thời điểm cấp phép 4G trên băng tần 2600MHz phù hợp, bảo đảm sử dụng hiệu quả tài nguyên tần số.

Vậy, băng tần 700MHz sẽ giữ vai trò như thế nào trong triển khai 4G và đâu là căn nguyên để các nhà mạng coi là dải băng tần "vàng", "kim cương"? Có thể hiểu nôm na rằng, các dải băng tần thấp, trong đó có băng tần 700MHz có vùng phủ sóng rộng và chi phí đầu tư hạ tầng (xây dựng các trạm BTS) ở dải băng tần này tiết kiệm tới 1/3 so với chi phí đầu tư hạ tầng ở các băng tần cao. Ngược lại, băng tần cao như 2100MHz, 2600MHz như đã nêu có nhược điểm là "ngốn" chi phí đầu tư hạ tầng lớn, song lại có ưu điểm là cung cấp dịch vụ băng rộng với tốc độ rất cao, có độ phủ sóng hẹp nhưng sâu, rất phù hợp để nhà mạng cung cấp dịch vụ ở các thành phố lớn, đô thị - nơi mà lượng người sử dụng dữ liệu lớn.

Như vậy, với các thông tin trên để thấy rằng, việc khai thác băng tần 700MHz có những thế mạnh để các nhà cung cấp có thể cung cấp dịch vụ 4G tới người dân với giá rẻ, đặc biệt sẽ đem lại lợi ích với người dân ở vùng nông thôn, vùng xa, từ đó có thể phổ cập được dịch vụ, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Thực tế từ cuối năm 2014 đến đầu năm 2015, nhà mạng VNPT cũng đã thử nghiệm và được Bộ TT-TT cho phép lắp đặt hạ tầng mạng 3G trên băng tần 900MHz (vốn dành cho 2G) không chỉ tiết kiệm được chi phí đầu tư (so với lắp đặt ở băng tần 2100MHz như cũ) mà còn nâng cao chất lượng dịch vụ, đồng thời giữ nguyên không tăng giá dịch vụ này.

Tuy nhiên, như đã nêu, băng tần 700MHz đang được các đài truyền hình trong cả nước sử dụng và trước mắt băng tần này sẽ chỉ được "giải phóng" một phần khi các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ và TP Hồ Chí Minh tắt toàn bộ kênh analog trong năm 2016. Giai đoạn 2 đến năm 2018 sẽ có thêm một số địa phương tắt sóng analog và đến năm 2020 các đài truyền hình dừng phát sóng hoàn toàn kênh analog. Trao đổi với báo chí, Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện Đoàn Quang Hoan cũng nhiều lần khẳng định, khi triển khai thành công đề án số hóa truyền hình sẽ giải phóng được băng tần 700MHz và sẽ dùng khai thác dịch vụ băng rộng để nhà mạng cung cấp dịch vụ giá rẻ tới người dân. 

 

Để biết thêm thông tin chi tiết, Quý khách vui lòng:

   Đăng ký trực tuyến ngay: nut dang ky

   Tổng đài bán hàng VNPT miễn phí toàn quốc: 18001166

   Liên hệ Viber/Zalo: 0886.00.11.66

  Hoặc đến các điểm giao dịch VNPT TPHCM: xem các điểm giao dịch tại đây rightright

VNPT mong sớm được triển khai cung cấp chính thức dịch vụ 4G trên băng tần 1800 MHz trong năm 2016. Kiến nghị này được đưa ra tại Hội thảo chuyên đề "Thiết lập hệ sinh thái năng động, sáng tạo cho sự phát triển bền vững của hạ tầng” của Bộ TT&TT sáng nay, 17/5.

VNPT đề xuất sớm triển khai 4G

Có thể nói, 4G là mối quan tâm chung của các doanh nghiệp viễn thông trong nước tại thời điểm này. Đại diện Tập đoàn VNPT kiến nghị băng tần 700 MHz (đang dành cho truyền hình và dự kiến sẽ được thu hồi sau khi tiến hành xong Đề án số hóa truyền hình toàn quốc đến năm 2020 để dành cho di động) có thể sẽ được thu hồi sớm hơn ở một số địa phương thuộc giai đoạn 1, 2 của Đề án. Và vì thế, cũng có thể được cấp phép triển khai sớm hơn, không nhất thiết phải đợi đến sau năm 2020 như kế hoạch đề ra. 

"Rất mong Bộ TT&TT có thể thông báo kế hoạch trước cho doanh nghiệp để doanh nghiệp chuẩn bị kế hoạch triển khai một cách chủ động", đại diện Tập đoàn đề xuất.

Đồng thời, VNPT cũng tỏ ra sẵn sàng với 4G khi đề xuất Bộ cho phép triển khai 4G trên băng tần 1800 MHz (vốn là băng tần 2G tái phân bổ cho 4G) ngay sau khi có kết quả thử nghiệm. Hiện VNPT đang thử nghiệm 4G trên băng tần này ở TP.HCM và Phú Quốc.

Tại hội thảo, đại diện Cục Viễn thông đã nêu ra nhiều số liệu phác thảo bức tranh hạ tầng băng rộng tại Việt Nam hiện nay, như đang có 120 triệu thuê bao điện thoại di động phát sinh cước, thuê bao băng rộng tăng trưởng 15 – 20%/năm, băng thông kết nối đạt 1400Mb/s, doanh thu viễn thông năm 2015 đạt 340.000 tỷ đồng.

Theo như Mục tiêu của Chương trình Xây dựng chiến lược phát triển hạ tầng viễn thông băng rộng đến 2020 thì Việt Nam sẽ có ít nhất 40% số hộ gia đình (hoặc thuê bao cá nhân) trên cả nước được tiếp cận, sử dụng băng rộng cố định; tối thiểu 95% khu vực dân cư được phủ sóng 3G/4G...

Cục Viễn thông nhấn mạnh, quan điểm của cơ quan quản lý đối với việc phát triển hạ tầng băng rộng là thúc đẩy cạnh tranh hơn nữa, coi dịch vụ truy cập Internet băng rộng là một dịch vụ phổ cập và chuyển dần từng bước từ tiền kiểm sang hậu kiểm để tạo sự chủ động, linh hoạt cho các doanh nghiệp. Đối với 4G, Cục xác định đây cũng chỉ là một dịch vụ cung cấp tốc độ cao hơn so với 3G, nhưng sẽ tạo điều kiện cho một số dịch vụ đòi hỏi tốc độ rất cao như IoT, giao thông thông minh, thành phố thông minh. Do đó, yêu cầu khi các doanh nghiệp viễn thông cung cấp 4G tại Việt Nam là phải tạo ra một môi trường mới, thúc đẩy cạnh tranh và khuyến khích các dịch vụ mới, đa dạng...

Trước đó, tại cuộc làm việc với các Cục Viễn thông và Cục Tần số mới đây, Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn đã yêu cầu hai đơn vị này sớm xây dựng phương án cấp phép 4G trên băng tần 1800 MHz trong năm 2016, do sở cứ pháp lý và điều kiện đều đã sẵn sàng. Riêng với việc cấp phép 4G trên băng tần 2600 MHz, hai Cục cần nghiên cứu, xây dựng phương án, tính toán thời điểm phù hợp và khả thi nhất, trên cơ sở hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dùng.

 

Để biết thêm thông tin chi tiết, Quý khách vui lòng:

   Đăng ký trực tuyến ngay: nut dang ky

   Tổng đài bán hàng VNPT miễn phí toàn quốc: 18001166

   Liên hệ Viber/Zalo: 0886.00.11.66

  Hoặc đến các điểm giao dịch VNPT TPHCM: xem các điểm giao dịch tại đây rightright

 

Bộ TT&TT đang triển khai nhiều giải pháp để tạo lập một thị trường 4G nói riêng và viễn thông nói chung cạnh tranh lành mạnh, thông qua những biện pháp quản lý theo cơ chế thị trường. Lời khẳng định này được Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm đưa ra bên lề một Hội thảo chuyên về 4G LTE mới đây, khi ông tái cam kết việc cơ quan quản lý sẽ nỗ lực để đảm bảo người dân được hưởng lợi ích cao nhất từ hạ tầng băng rộng di động 4G trong thời gian tới.

Việt Nam phát triển thị trường 4G cạnh tranh bằng cách nào

Điều này chỉ có thể có được khi các nhà mạng cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng với nhau trong việc cung cấp dịch vụ, đồng thời cơ chế "chia sẻ lợi ích" giữa doanh nghiệp xây dựng hạ tầng băng rộng, doanh nghiệp phát triển nội dung, ứng dụng với người dùng dịch vụ phải "hợp lý, hài hòa, cân bằng".

"Chìa khóa" quyết định sự thành công, phát triển bền vững của băng rộng 4G chính là mô hình hợp tác, là cơ chế chia sẻ lợi ích hợp lý giữa các bên. Chừng nào các quan hệ này cân bằng, hài hòa, tạo ra hệ sinh thái thì chúng ta mới tận dụng được hết tiềm năng của công nghệ, dịch vụ băng rộng 4G cho sự phát triển kinh tế - xã hội", Thứ trưởng lưu ý các nhà mạng.

"Cần một hệ sinh thái"

Liên quan đến một vấn đề rất được quan tâm là thời điểm dự kiến triển khai 4G LTE chính thức tại Việt Nam, Thứ trưởng Phan Tâm cho biết, 2016 là năm hội tụ tương đối đầy đủ các điều kiện để VN triển khai thành công băng rộng di động 4G. Nhu cầu sử dụng các dịch vụ đòi hỏi băng thông rộng xuất hiện ngày càng nhiều; các loại thiết bị đầu cuối hỗ trợ 4G trên thị trường đa dạng, có giá ngày càng giảm. Các doanh nghiệp viễn thông đã sẵn sàng triển khai 4G. Bộ cũng đã cấp phép thử nghiệm cho một số nhà mạng từ cuối năm 2015 và tới đây, họ sẽ báo cáo kết quả thử nghiệm. Trên cơ sở đó, Bộ sẽ xem xét cấp phép chính thức. Mặt khác, Chương trình phát triển băng rộng quốc gia đến năm 2020 của Chính phủ cũng xác định mục tiêu xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông hiện đại, an toàn, dung lượng lớn, tốc độ cao, vùng phủ rộng khắp cả nước. Đến năm 2020, dự kiến 95% dân số sẽ được phủ sóng 3G/4G theo như Chương trình này.

"Với tất cả những điều kiện đó, Bộ sẽ khẩn trương xem xét cấp phép 4G chính thức trong năm 2016 này", Thứ trưởng nêu rõ.

Để tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp triển khai thương mại 4G một cách thành công, ngoài các nhóm giải pháp nhằm tạo lập một thị trường cạnh tranh lành mạnh bằng các biện pháp quản lý theo cơ chế thị trường, Bộ TT&TT cũng sẽ thúc đẩy việc phát triển các ứng dụng nội dung, CNTT trên hạ tầng viễn thông băng rộng như Chính phủ điện tử, thương mại điện tử, thanh toán điện tử, đào tạo từ xa, y tế từ xa, giao thông thông minh... Ngoài ra, Bộ cũng sẽ xây dựng cơ chế, chính sách cụ thể, rõ ràng trong việc dùng chung hạ tầng kỹ thuật công cộng liên ngành; tinh giản thủ tục và đồng bộ các yêu cầu cấp phép triển khai hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động của các bộ, ngành, địa phương với doanh nghiệp viễn thông.

Trong số này, nhóm giải pháp số 2 có vai trò rất quan trọng, bởi nó sẽ góp phần hình thành nên một hệ "sinh thái" ứng dụng cho hạ tầng 4G. Chương trình phát triển băng rộng quốc gia đến năm 2020 cũng đặt ra mục tiêu tăng trưởng tối thiểu 15%/năm đối với lĩnh vực phần mềm, nội dung số và dịch vụ CNTT. Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết 36a về Chính phủ điện tử... Các doanh nghiệp viễn thông lớn cũng đang xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển 5 năm giai đoạn 2016-2020, đặc biệt quan tâm đầu tư lớn cho 4G. VNPT VinaPhone đã đề xuất được phát triển 4G.

"Chúng tôi sẽ xem xét, cân nhắc tất cả các đề xuất và kết quả thử nghiệm 4G của doanh nghiệp để đưa ra lộ trình phát triển hợp lý cho công nghệ này tại Việt Nam. Tôi tin rằng năm 2016 sẽ là năm khởi đầu thuận lợi cho 4G còn 2017 sẽ chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ này", Thứ trưởng Phan Tâm chia sẻ với VietNamNet.

Cần thay đổi chính sách cước?

Ông Dong Soo Park, TGĐ phụ trách Marketing & Sales toàn cầu của Samsung Networks cũng khẳng định phía Hàn Quốc đánh giá rất cao tiềm năng của thị trường LTE Việt Nam. Tỷ lệ tăng trưởng GDP của VN trong năm 2015 là 6.68%. "Thu nhập người dân được cải thiện là điều kiện lý tưởng để trải nghiệm những dịch vụ mới, nhất là các dịch vụ đa phương tiện như video", ông Park phân tích.

Từ kinh nghiệm những tập đoàn viễn thông hàng đầu Hàn Quốc đã triển khai 4G, lưu lượng dữ liệu sẽ tăng lên chóng mặt khi người dùng tăng lên. "Yếu tố quan trọng nhất là xây dựng hệ thống mạng LTE tốc độ cao để nắm bắt kịp sự phát triển của công nghệ như LTE-Advanced Pro, nhằm cung cấp đường truyền liên tục, các cuộc gọi chất lượng cao và tốc độ dữ liệu di động nhanh cho người dùng cuối", ông Park chia sẻ. Về điểm này, Samsung khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam xây dựng mạng LTE overlay (LTE lớp), tách biệt hoàn toàn với các mạng 2G/3G giúp quá trình triển khai nhanh chóng và thuận tiện hơn.

Trước câu hỏi về những khó khăn, thách thức mà Việt Nam phải đối mặt khi triển khai 4G, bên cạnh những lợi ích đã được nhắc đến quá nhiều, ông Park cho biết:"Trong vòng khoảng 2, 3 năm trở lại đây, rất nhiều nhà mạng trên thế giới đã hỏi chúng tôi câu hỏi và cách giải quyết tương tự".

Một trong số những thách thức lớn nhất mà chúng tôi đề cập ngày hôm nay là làm thế nào để đáp ứng được sự phát triển bùng nổ của lưu lượng dữ liệu di động trong mạng LTE. Yếu tố chủ chốt của sự bùng nổ này chính là dịch vụ video. Trung bình một người dùng 4G LTE sử dụng 4.3 Gigabytes (GB) một tháng trong khi người dùng 3G chỉ sử dụng 0.7 GB. Điều khó khăn là nhu cầu thị trường này vẫn đang tăng lên không ngừng. Chúng tôi chắc chắn rằng những nhà hoạch định chính sách tại Việt Nam cùng các nhà mạng sẽ phải cân nhắc về vấn đề này".

Bên cạnh đó, chính sách giá cước cũng phải thay đổi cho phù hợp với thực tế sử dụng của người dùng. Chẳng hạn như tại Hàn Quốc, sau khi dịch vụ LTE chính thức ra mắt, các nhà mạng nước này đã điều chỉnh chính sách giá từ dịch vụ thoại sang dịch vụ dữ liệu. Nếu bạn đăng ký gói cước dữ liệu không giới hạn, bạn sẽ nhận được những cuộc gọi và tin nhắn miễn phí, ông Park lưu ý.

Trước những chia sẻ này từ phía Hàn Quốc, Thứ trưởng Phan Tâm cho rằng đây là những bài học kinh nghiệm rất hữu ích cho doanh nghiệp và cơ quan quản lý Việt Nam, bởi Hàn Quốc không chỉ triển khai thành công thương mại 4G trong nước mà còn cả ở nước ngoài, dành được nhiều dự án lớn tại Mỹ, Anh, Ấn Độ... Đặc biệt, các nhà mạng trong nước có thể tham khảo đối tác Hàn Quốc để xây dựng mô hình kinh doanh tối ưu ngay từ đầu. Dù vậy, ông cũng lưu ý các nhà mạng rằng, tuy 2016 hội tụ đầy đủ điều kiện để triển khai 4G chính thức, nhưng thời điểm chính thức "khi nào, bao giờ" thì còn phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh cụ thể của từng doanh nghiệp. "Họ cần phải cân bằng được các bài toán về đầu tư, hiệu quả mạng lưới... một cách kỹ lưỡng trước khi lựa chọn thời điểm cung cấp dịch vụ chính thức".

 

 

 

Page 4 of 5
Hotline đăng ký dịch vụ 24/7
whatsapp logo  zalo icon  viber icon  skype icon
whatsapp logo  zalo icon  viber icon  skype icon
0886.00.11.66
  ----------------------------- 

Tổng đài Hỗ Trợ Kỹ Thuật

CSKH - Cước: 18001166

 

Tham gia mạng xã hội VNPT

pinterest logo   youtube logo   Facebook logo   LinkedIn logo   Twitter logo

Chương trình khuyến mãi

Gói Cước Đỉnh D60G Của VinaPhone 2GB Mỗi Ngày 50 Phút Ngoại Mạng 1500 Phút Nội Mạng

vinaphone 088, chon so dep 088, gói cước vinaphone 088, tra sau 088, vinaphone tra sau 088

vinaphone 088, vinaphone tra sau  088, chon so 088, so  dep 088, tra sau 088
vinaphone 088, chon  so 088, so dep 088, vinaphone tra sau 088, kho so 088, chon so  088

 

  1. Xem nhiều
  2. Bài mới
  3. Tags